Ngôi làng Trung Quốc thời xưa
Chiều hôm ấy, tôi đến thăm nhà bố mẹ. Bố đang ngồi ở sân ngắm nhìn buổi chiều yên tĩnh. Ông ấy vừa mới hồi phục sau một cơn bệnh nặng. Lúc đó, có một thầy bói đã đi ngang qua và nói: “Này, trông sức khỏe ông rất tốt đấy! Ông hẳn là vừa mới hồi phục sau một cơn bệnh nặng nhỉ? Đừng lo. Ông sẽ sống rất lâu đó”. Vị thầy bói ngồi xuống cái ghế gần đấy và giải thích rằng bố tôi đã cứu được rất nhiều mạng sống trong quá khứ, vậy nên Thượng đế đã kéo dài tuổi thọ sinh mệnh của ông. Thầy bói cũng nói thêm rằng tuổi thọ của bố sẽ được kéo dài từ 64 đến 84 tuổi, và rằng tất cả các con cháu của ông sẽ được ban phước.
Trước khi rời đi, thầy bói quay sang tôi và nói: “Anh sẽ có những gì anh đáng được có. Đừng cố gắng lấy những thứ không thuộc về anh. Cuộc sống thường ngày chỉ là những đám mây và sương mù, nhưng duy trì được phẩm hạnh và lòng tốt sẽ mang lại tài sản và tuổi thọ cho cả gia đình anh đó”.
Khi ấy, tôi đã không coi những lời của ông ấy là nghiêm túc, nhưng bố tôi đã dặn dò rằng:
“Ta biết con không thể hiểu lời thầy ấy nói, nhưng con phải nhớ điều này: Ta không quan tâm con làm công việc gì, nhưng ta không cho phép con bắt nạt người khác. Hiện tại, ta thấy công việc hội đồng kỷ luật của con, kì thực, là đang đang bắt nạt người khác đấy. Thầy bói nói đúng. Đúng là ta đã cứu sống cả một ngôi làng khi con mới 8 tuổi”.
Họ cuối cùng đã thu hoạch tất cả khoai lang trước bình minh và đem giấu đi. (Ảnh: ralph repo)
Một gia đình bị đày đến một khu vực nông thôn khắc nghiệt
Cha tôi được chính quyền xét vào diện cánh hữu trong cuộc Cách mạng Văn hoá và phải nhận hình phạt là cả gia đình đều phải bị lưu đày đến một vùng nông thôn khắc nghiệt.
Sau đó, cha tôi trở thành lãnh đạo của tổ chức cộng sản địa phương. Thời gian này là những năm Đảng Cộng sản đưa ra lời hứa phóng đại cho nông dân, làm cho nhiều hộ gia đình không có thức ăn. Điều này đặc biệt xảy ra trong các chiến dịch thép và sắt năm 1958, vào đầu chiến dịch “Đại nhảy vọt”, khi mà mọi gia đình phải làm việc trên các lò nung để chế tạo thép, và mỗi hộ gia đình phải từ bỏ nồi và chảo để quân đội có thể sử dụng chúng để sản xuất thép.
Đại nhảy vọt, từ 1958 đến 1961, là một trong những chiến dịch thảm khốc nhất của Mao Trạch Đông đối với Trung Quốc. Nó dựa trên sự cưỡng chế, khủng bố và bạo lực có hệ thống. Nó đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp ở Trung Quốc, một trong những nạn đói hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Đại nhảy vọt đã gây ra cái chết của 18 đến 45 triệu người.
Một tội ác đã cứu cả một ngôi làng
Một ngày nọ, có thông báo rằng các viên chức quận đã lên kế hoạch đến một ngôi làng để lục soát và tịch thu nguồn cung cấp ngũ cốc còn lại trong kho chứa trong làng, một nơi gần như cạn kiệt nguồn thức ăn. Đây là một việc làm thông thường trong Đại nhảy vọt. Lúc ấy, bố tôi đã rất lo lắng và ông đến gặp các cán bộ thôn khác vào ban đêm để thảo luận làm thế nào có thể bảo vệ nguồn cung lương thực còn sót lại. Đó là vấn đề của sự sống và cái chết của dân làng.
Thế là, họ quyết định cùng nhau đào một hầm rượu ở một vị trí kín đáo để che giấu chỗ ngũ cốc còn lại. Cùng lúc đó, họ vội vàng thu hoạch khoai lang còn sót lại trên đồng ruộng. Điều này được thực hiện hết sức bí mật vào ban đêm dưới ánh trăng. Cuối cùng, họ đã thu hoạch tất cả khoai lang trước bình minh và giấu tất cả chỗ lương thực ấy đi. bố tôi đã bất tỉnh trên mặt đất vì căng thẳng và kiệt sức. Vào buổi trưa, ông đón các quan chức từ quận, nhưng họ không thể tìm thấy bất cứ nguồn lương thực nào.
Bố đã nói đùa rằng: “Trong cả cuộc đời của mình, đó là lần duy nhất ta trở thành một tên trộm, một tên trộm cầm đầu, đã dẫn dắt cả một ngôi làng đi ăn cắp. Vì vậy, ta đã hành động như một tội phạm thời điểm đó, nhưng đã cứu mạng sống của một ngôi làng. Vì lý do này, tuổi thọ của ta đã được kéo dài trong 20 năm. Ông trời quả là rất công bằng”.
Tôi đang kể câu chuyện của cha tôi vì sự kính trọng đối với ông ấy, và để cho bạn đọc một ví dụ cụ thể về câu nói người Trung Quốc cổ đại rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. (Ảnh: ralph repo)
Bố tôi đã nói:
“Ta không bao giờ muốn làm việc cho chính phủ, và không có cơ hội để trở thành một người cánh hữu, vì vậy ta trở thành một quan chức thôn làng đơn giản. Bây giờ khi ta 80 tuổi, ta biết rằng ông trời đã ban cho ta những năm này. Này, con trai ta, không nên tin vào chủ nghĩa vô thần nữa. Hãy chú ý đến cách cư xử của con và trân trọng đức hạnh. Hãy kể câu chuyện của ta cho những đứa con của con. Giữ cho mình một trái tim nhân hậu chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho con và những đứa con của con”.
Và bố tôi đã sống 84 năm và 112 ngày.
Tôi đang kể câu chuyện của cha tôi vì sự kính trọng đối với ông ấy, và để cho bạn đọc một ví dụ cụ thể về câu nói người Trung Quốc cổ đại rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.
Thanh Thiên